Những điều chủ xe cần biết về bảo hiểm ô tô 2 chiều

bao hiem o to 2 chieu

Ngoài gói bảo hiểm xe ô tô bắt buộc mà chủ xe phải tham gia theo quy định của Nhà nước thì chương trình bảo hiểm xe ô tô 2 chiều cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy gói bảo hiểm này có gì khác biệt và chủ xe cần lưu ý điều gì trước khi mua. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Bảo hiểm ô tô 2 chiều và mức phí tham gia

Đây là gói bảo hiểm do các công ty bảo hiểm cung cấp, đem đến cho chủ xe sự bảo vệ tối ưu. Chương trình bảo hiểm này là tự nguyện, không bắt buộc nhưng luôn được khuyến khích tham gia để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro về mặt tài chính mà chủ xe có thể phải chịu khi tai nạn hoặc tổn thất xảy ra.

Bảo hiểm ô tô 2 chiều là gì?

Bảo hiểm ô tô 2 chiều là sự kết hợp của bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và bảo hiểm vật chất xe ô tô. Trong đó, bảo hiểm vật chất xe ô tô là gói bảo hiểm tự nguyện, bạn có thể tham gia hoặc không. Phạm vi bảo hiểm ô tô 2 chiều sẽ rộng hơn và chủ xe có thể lựa chọn phạm vi bảo hiểm tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mình. 

Ngoài việc chi trả bồi thường cho bên thứ 3 nếu chủ xe gây ra tai nạn thiệt hại về tài sản hoặc tính mạng, bảo hiểm ô tô 2 chiều còn bù đắp chi phí sửa chữa xe trong những tình huống va chạm hoặc mất cắp.

Phí bảo hiểm ô tô 2 chiều

Giá bảo hiểm ô tô 2 chiều còn tùy thuộc vào các chính sách khác nhau của công ty bảo hiểm. Thông thường, mức phí này sẽ giao động từ 1,4% – 2,0% giá trị của xe. Ngoài ra, phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào loại xe, dòng xe, hãng xe, thời hạn sử dụng và nhu cầu bảo hiểm. Do đó, phía công ty bảo hiểm cần thực hiện những bước giám định cần thiết cũng như làm rõ nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra một mức phí chính xác.

muc phi bao hiem o to 2 chieu

Việc mua bảo hiểm ô tô 2 chiều là một điều cần thiết để các chủ xe yên tâm trong quá trình di chuyển và sử dụng xe. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm và điều này vô tình khiến cho các chủ xe khó khăn trong việc lựa chọn. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cần quan tâm đến sự uy tín của công ty cung cấp, chất lượng của các đơn vị sửa chữa để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra, chủ xe cũng cần đọc kỹ hợp đồng, hiểu rõ những điều khoản, trường hợp nào được bồi thường và trường hợp nào sẽ bị loại trừ để luôn chủ động bảo vệ quyền lợi của mình.

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn

Quyền lợi của bảo hiểm ô tô 2 chiều

Phạm vi quyền lợi của gói bảo hiểm này sẽ bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và bảo hiểm vật chất xe ô tô, cụ thể như sau.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc

Chương trình bảo hiểm này sẽ bồi thường cho bên thứ 3, được hiểu là những người bị thiệt hại về tài sản, thân thể hoặc tính mạng. Những đối tượng này không bao gồm chủ xe, lái xe, phụ lái. Phạm vi bảo hiểm này có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam. 

Bảo hiểm vật chất xe ô tô

Với gói bảo hiểm này, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện bồi thường cho những thiệt hại liên quan đến vật chất xe, ví dụ như thân vỏ hoặc động cơ xe. Những trường hợp bồi thường có thể là hoả hoạn, cháy nổ, đâm va, hay những tai nạn do thiên tai, ví dụ như bão, lũ lụt, sạt lở, động đất, mưa đá,… Ngoài ra, còn có những trường hợp mất cắp bộ phận hoặc mất cắp toàn bộ xe. Chủ xe có thể lựa chọn phạm vi theo nhu cầu sử dụng xe và phạm vi bảo hiểm càng rộng thì mức phí sẽ càng cao.

Ngoài những chi phí bảo hiểm, công ty bảo hiểm còn có chính sách chi trả những khoản phí như:

  • Chi phí hạn chế tổn thất phát sinh thêm sau tai nạn
  • Phí sử dụng xe cứu hộ để vận chuyển xe gặp tai nạn đến cơ sở sửa chữa gần nhất

>>> Tìm hiểu thêm: Quy trình bồi thường bảo hiểm xe ô tô

quyen loi bao hiem o to 2 chieu

Phạm vi loại trừ bảo hiểm

Loại trừ bảo hiểm là những điều khoản được ghi cụ thể trong hợp đồng, liệt kê những trường hợp mà chủ xe sẽ không nhận được bồi thường dù tai nạn hay tổn thất xảy ra, cụ thể như sau.

  • Xe hư hỏng do hao mòn tự nhiên.
  • Thiệt hại của bộ phận săm lốp vỏ ruột xe, trừ trường hợp những thiệt hại này là hậu quả của một vụ tai nạn.
  • Tổn thất động cơ xe do đi vào vùng ngập nước dẫn đến hiện tượng thủy kích hoặc do nước lọt vào làm hư động cơ xe.
  • Tổn thất do chủ xe tự ý thay đổi kết cấu xe, thêm hoặc bớt các bộ phận nằm ngoài thiết kế ban đầu của hãng.
  • Hư hỏng các các bộ phận lắp thêm và những bộ phận này không được liệt kê trong mục “Phụ kiện gắn thêm” trong phiếu giám định xe.
  • Những thiệt hại dưới mức miễn thường mà công ty bảo hiểm đã quy định từ trước. Mức miễn thường được xem là số tiền mà chủ xe san sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm. Đối với những tổn thất nhẹ, chi phí sửa chữa dưới hoặc bằng mức miễn thường thì công ty bảo hiểm sẽ không chi trả.
  • Những tổn thất không được khách hàng thông báo cho công ty bảo hiểm ngay khi xảy ra vụ việc.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về chương trình bảo hiểm ô tô 2 chiều. Nếu so với giá trị xe thì mức phí bảo hiểm không quá cao nhưng lại khiến bạn yên tâm hơn rất nhiều trong quá trình di chuyển. Do đó, mua bảo hiểm là việc làm sáng suốt mà bạn nên cân nhắc.

Bảo hiểm

Cần phải mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nếu vận chuyển bằng công ty vận chuyển lớn?

Có cần phải mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nếu sử dụng dịch vụ vận chuyển của các công ty vận chuyển lớn? Vấn đề mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu luôn là một chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là khi sử dụng dịch vụ vận […]

Read More
Bảo hiểm

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Thủy

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường thủy đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược quản lý rủi ro của các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đi sâu vào ý nghĩa, quy trình và ưu điểm của loại hình bảo hiểm này. Ý Nghĩa của Bảo […]

Read More
Bảo hiểm

Cần lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm rủi ro tài sản?

Tiếp cận thế giới của bảo hiểm rủi ro tài sản có thể gây ra nhiều lo lắng và bối rối cho những người mới bắt đầu hoặc thậm chí là những người đã có kinh nghiệm. Mặc dù bảo hiểm có thể cung cấp một lớp vỏ bảo vệ cho tài sản quý giá […]

Read More