
Lãi nhập gốc là cách tính lãi quen thuộc mà bạn sẽ được nhân viên ngân hàng giải thích trước khi bắt đầu gửi tiền tiết kiệm. Vậy công thức tính lãi nhập gốc là gì? Trong bài viết sau, Vietbanks sẽ đưa ra ví dụ cụ thể để bạn hiểu về cách tính lãi này.
Xem nhanh
Lãi nhập gốc là gì?
Nói một cách đơn giản là khi bạn gửi tiết kiệm ngân hàng và đến kỳ hạn nhận lãi nhưng bạn không nhận. Khi đó, số tiền lãi sẽ được cộng dồn vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi cho kỳ hạn mới. Hình thức này được gọi là cách tính lãi nhập gốc. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cách tính lãi này được thực hiện dựa trên thỏa thuận từ trước của khách hàng và đơn vị nhận tiền.
Hình thức lãi nhập gốc khi áp dụng vào từng trường hợp cụ thể sẽ được diễn giải như sau.
- Gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn: Lúc này, việc tổng kết và tính lãi nhập gốc sẽ được thực hiện vào những ngày cuối cùng của tháng, thời gian cụ thể sẽ tùy theo quy định của ngân hàng.
- Gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Trong trường hợp này, vào ngày đáo hạn mà bạn không đến nhận tiền và quyết toán sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ tự động tính lãi nhập gốc. Tiền lãi nhận được sẽ cộng dồn vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi theo mức lãi suất cũ, kỳ hạn tính cũng sẽ bằng với kỳ hạn cũ.
Cách tính lãi nhập gốc
Tương ứng với hai trường hợp gửi tiền tiết kiệm như trên, công thức tính lãi nhập gốc sẽ được áp dụng như sau.
- Công thức đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x Lãi suất (tháng)/30 ngày
Trong đó, tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại)
- Công thức đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền
Tiền gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi
Bạn có thể xem qua ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn tác dụng của cách tính lãi nhập gốc.
Ví dụ thực tế về cách tính của ngân hàng
Bạn có một số tiền 400 triệu đồng và muốn gửi tiết kiệm ngân hàng.
Trường hợp 1: Bạn chọn gói gửi tiết kiệm 12 tháng với lãi suất 9%/năm và không áp dụng lãi nhập gốc thì số tiền lãi mà bạn nhận được sau 1 năm là:
400 triệu x 9%/12 x 12 tháng = 36 triệu
Trường hợp 2: Nếu bạn chọn gói gửi tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng với lãi suất 7%/năm và có áp dụng hình thức lãi nhập gốc thì số tiền lãi mà bạn nhận được sau 2 tháng là:
Lần 1: Tiền lãi = 400 triệu x 7%/12 x 2 = 4,67 triệu đồng
Vì bạn muốn lãi nhập gốc nên khi đến ngày đáo hạn, bạn không đến ngân hàng nhận lãi. Khi đó, ngân hàng sẽ tự động cộng tiền lãi vào tiền gốc, tiếp tục tính lãi và kỳ hạn 2 tháng cho bạn. Cứ như thế, số tiền lãi mà bạn nhận được trong suốt 1 năm với 6 lần đáo hạn lần lượt là
- Lần 2: Tiền lãi = (440 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,72 triệu đồng
- Tiền lãi lần 3= (440 + 4,67+ 4,72) x 7%/12 x 2 = 4,78 triệu đồng
- Lần 4: Tiền lãi = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78) x 7%/12 x 2 = 4,83 triệu đồng
- Tiền lãi lần 5 = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83) x 7%/12 x 2 = 4,89 triệu đồng
- Và tiền lãi lần 6 = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83 + 4,89 ) x 7%/12 x 2 = 4,95 triệu đồng
Sau 1 năm thì tổng cộng số tiền lãi của bạn là
4,67 + 4,72 + 4,78 + 4,83 + 4,89 + 4,95 = 28,84 triệu đồng
Lợi ích khi áp dụng lãi nhập gốc
Đây là một cách để ngân hàng đem đến cho bạn đa dạng sự lựa chọn, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đây cũng có thể được xem như một ưu đãi giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hơn. Hình thức lãi nhập gốc sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian đến ngân hàng vào ngày đáo hạn và giúp bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Nếu bạn quá bận rộn thì bạn vẫn có thể yên tâm về số tiền tiết kiệm đã gửi.
Kinh nghiệm gửi tiền tiết kiệm
Do đó để gửi tiết kiệm ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý 2 kinh nghiệm sau đây. Khi bạn thường xuyên có những khoản chi tiêu đột xuất, cần phải rút tiền tiết kiệm ngân hàng thì bạn nên chọn gửi với kỳ hạn ngắn và áp dụng hình thức lãi nhập gốc. Khi đó, nếu bạn rút tiền trước hạn thì vẫn được tính đúng lãi suất, không cần phải lo lắng sẽ bị nhận lãi suất không kỳ hạn. Hoặc nếu bạn không đến nhận lãi vào ngày đáo hạn thì số tiền lãi của bạn sẽ được cộng dồn vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi.
Trong trường hợp điều kiện tài chính của bạn ổn định, tốt nhất là bạn nên gửi kỳ hạn dài để hưởng mức lãi suất cao nhất có thể.
>> Xem thêm: Sổ tiết kiệm lùi ngày và những thông tin cần quan tâm
Mong rằng sau bài viết này bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc lãi nhập gốc là gì và cách tính lãi nhập gốc như thế nào. Hiểu được cách tính tiền lãi sẽ giúp bạn có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu tài chính của bản thân và yên tâm với số tiền mình đã gửi.